Có nên mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Có nên mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu hay không?

Rate this post

Khoản chi phí dành cho việc mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu không hề nhỏ, vì vậy, khi đối tác hai bên thỏa thuận với nhau để đi đến thống nhất về việc có nên mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu hay không?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ phân tích về những lợi ích mang lại từ việc mua bảo hiểm hàng hóa, nếu doanh nghiệp cảm thấy việc mua bảo hiểm là không cần thiết, thì có thể cân nhắc thêm về nghiệp vụ xuất nhập khẩu này.

Trước tiên, chúng ta phân tích trước về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?

>>>>>>> REVIEW Khóa Học Logistics Ở Đâu Tốt Nhất?

1. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là hình thức cam kết bồi thường được các công ty bảo hiệm thực hiện nhằm giảm thiểu thiệt hại cho bên mua bảo hiểm trong trường hợp hàng hóa vận chuyển gặp rủi ro theo hợp đồng bảo hiểm. học kế toán thực hành

Việc mua bảo hiểm này chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiệt hại chứ không thể ngăn chặn được rủi ro xảy ra. Và nếu không mua bảo hiểm thì doanh nghiệp sẽ phải chịu một mức tổn thất rất lớn.

Bảo hiểm hàng hóa là hình thức tự nguyện, không phải bắt buộc, trừ trường hợp hai bên cam kết điều kiện giao hàng theo điều kiện CIF hoặc CIP Incoterms 2020 (incoterms 2010) thì người bán bắt buộc phải mua bảo hiểm và trường hợp công ty vận tải vận chuyển các hàng hóa có nguy cơ cháy nổ cao nằm trong hạng mục quy định của Bộ tài chính như xăng, dầu, ga,thuốc nổ,… thì phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và có giấy chứng nhận đảm bảo an toàn vận chuyển.

2. Điều kiện bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

 Xem xét theo từng điều kiện bảo hiểm được lựa chọn để làm căn cứ về các rủi ro nào mà công ty bảo hiểm sẽ bồi thường có bên mua bảo hiểm. quản trị hành chính nhân sự

2.1 Điều kiện bảo hiểm C (ICC- C)

Phạm vi bảo hiểm của nhóm điều kiện này tương đương với FPA (Free from Particular Average): Điều kiện miễn tổn thất riêng

Rủi ro được bảo hiểm: khóa học xuất nhập khẩu

  • Cháy hoặc nổ;
  • Tàu hay xà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;
  • Tàu đâm va nhau hoặc tàu, xà lan hay phương tiện vận chuyển đâm và phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước hoặc bị mất tích;
  • Dỡ hàng tại cảng lánh nạn;
  • Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc bị trật bánh;
  • Hy sinh vì tổn thất chung;
  • Ném hàng khỏi tàu.

Những tổn thất, chi phí và trách nhiệm khác:

  • Tổn thất chung và chi phí cứu hộ được điều chỉnh hay xác định bằng hợp đồng vận tải hoặc theo luật lệ và tập quán hiện hành;
  • Những chi phí và tiền công hợp lý cho việc dỡ hàng lưu kho và gửi tiếp hàng hoá được bảo hiểm tại cảng dọc đường hay cảng lánh nạn do hậu quả của một rủi ro thuộc phạm vi hợp đồng bảo hiểm;
  • Những chi phí mà người được bảo hiểm hoặc đại lý của họ đã chi nhằm phòng tránh hoặc giảm nhẹ tổn thất cho hàng hoá được bảo hiểm hoặc những chi phí kiện tụng để đòi người thứ ba bồi thường;
  • Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản ” hai bên cùng có lỗi” ghi trong hợp đồng vận tải.

Rủi ro loại trừ:

Trừ khi có thoả thuận khác, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với những mất mát, hư hỏng hay chi phí gây ra bởi:

  • Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa hoặc hành động thù địch;
  • Việc chiếm, bắt giữ, cầm giữ tài sản hoặc kiềm chế và hậu quả của chúng;
  • Mìn, thuỷ lôi, bom hay những vũ khí chiến tranh khác đang trôi dạt;
  • Đình công, cấm xưởng, rối loạn lao động hoặc bạo động;
  • Người đình công, công nhân bị cấm xưởng, người gây rối loạn lao động hoặc bạo động, kẻ khủng bố hay hành động vì động cơ chính trị; tự học xuất nhập khẩu
  • Việc sử dụng các vũ khí chiến tranh có dùng đến năng lượng nguyên tử, hạt nhân hoặc chất phóng xạ;
  • Khuyết tật vốn có tính chất đặc biệt của hàng hoá bảo hiểm;
  • Hành động ác ý hay cố ý của bất cứ người nào.

Trong mọi trường hợp, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với những mất mát, hư hỏng và chi phí do:

  • Việc làm xấu cố ý của người được bảo hiểm;
  • Chậm chễ là nguyên nhân trực tiếp;
  • Tàu hay xà lan không đủ khả năng đi biển và do tàu, xà lan, phương tiện vận chuyển hoặc container không thích hợp cho việc chuyên chở hàng hoá mà người được bảo hiểm hay người làm công cho họ đã biết về tình trạng đó vào thời gian bốc xếp hàng hoá ;
  • Bao bì không đầy đủ hoặc không thích hợp;
  • Hao hụt tự nhiên, hao mòn tự nhiên, dò chảy thông thường;
  • Chủ tàu, người quản lý tàu hoặc thuê tàu không trả được nợ hoặc thiếu thốn về mặt tài chính gây ra.

2.2 Điều kiện bảo hiểm B (ICC- B)

Phạm vi bảo hiểm tương đương với WA (With Particular Average): điều kiện bảo hiểm tổn thất riêng

Rủi ro được bảo hiểm:

Như điều kiện C và mở rộng thêm một số rủi ro sau:

  • Động đất, núi lửa phun, sét đánh;
  • Nước cuốn khỏi tàu;
  • Nước biển, nước sông chảy vào tàu, xà lan, hầm hàng, phương tiện vận chuyển, container hoặc nơi chứa hàng;
  • Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào do rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi xếp hàng lên hay đang dỡ hàng khỏi tàu hoặc xà lan.

Những tổn thất, chi phí và trách nhiệm khác: Như điều kiện C.

Rủi ro loại trừ: Như điều kiện C.

2.3 Điều kiện bảo hiểm A (ICC- A)

Phạm vi bảo hiểm tương đương với AR (All Risk): điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro

Rủi ro được bảo hiểm:

Theo điều kiện này, người bảo hiểm chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát hư hỏng cho hàng hoá bảo hiểm trừ những rủi ro đã được loại trừ. Rủi ro được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm này bao gồm cả rủi ro chính (tàu mắc cạn, đắm, cháy, đâm va nhau, đâm va phải những vật thể khác, mất tích…) và những rủi ro phụ( hư hỏng, đổ vỡ, cong, bẹp, gỉ, hấp hơi, thiếu hụt, trộm cắp, không giao hàng …) do tác động ngẫu nhiên bên ngoài trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hoá.

Những tổn thất, chi phí và trách nhiệm khác: (Như điều kiện B, C)

Rủi ro loại trừ: (Như điều kiện B, C; loại trừ thiệt hại do hành động ác ý gây ra)

2.4 Điều kiện bảo hiểm các rủi ro chiến tranh – WR (War Risk)

Theo điều kiện này, người bảo hiểm phải bồi thường những mất mát, hư hỏng của hàng hoá do:

  • Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc xung đột dân sự xảy ra từ những biến cố đó hoặc bất kỳ hành động thù địch nào; học kế toán trưởng online
  • Chiếm đoạt, bắt giữ, kiềm chế hoặc cầm giữ;
  • Mìn, thuỷ lôi, bom hoặc các vũ khí chiến tranh khác;
  • Tổn thất chung và chi phí cứu nạn.

Phạm vi không gian và thời gian bảo hiểm đối với rủi ro chiến tranh hẹp hơn các rủi ro thông thường. Bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực khi hàng hoá được xếp lên tàu biển và kết thúc khi được dỡ khỏi tàu tại cảng cuối cùng hoặc khi hết hạn 15 ngày kể từ nửa đêm ngày tàu đến cảng dỡ cuối cùng, tuỳ theo điều kiện nào xảy ra trước. Nếu có chuyển tải, bảo hiểm vẫn tiếp tục có hiệu lực cho đến khi hết hạn 15 ngày kể từ nửa đêm ngày tàu đến tàu đến cảng chuyển tải.

Đối với rủi ro mìn và ngư lôi trách nhiệm của người bảo hiểm được mở rộng ra cả khi hàng hoá còn ở trên xà lan để vận chuyển ra tàu hoặc từ tàu vào bờ nhưng không vượt quá 60 ngày kể từ ngày dỡ hàng khỏi tàu, trừ khi có thoả thuận đặc biệt khác.

2.5 Điều kiện bảo hiểm rủi ro đình công – SRCC

Theo điều kiện bảo hiểm này, chỉ bảo hiểm cho những mất mát, hư hỏng của hàng hoá được bảo hiểm do:

  • Người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham gia gây rối loạn lao động, bạo động hoặc nổi dậy;
  • Hành động khủng bố hoặc vì mục đích chính trị;
  • Tổn thất chung và chi phí cứu nạn.

Người bảo hiểm chỉ bồi thường những tổn thất do hành động trực tiếp của những người đình công mà không chịu trách nhiệm về những thiệt hại do hậu quả của đình công gây ra.

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

3. Những hình thức rủi ro không được bảo hiểm

Có những rủi ro phát sinh sẽ không được công ty bảo hiểm đến bù

– Những mất mát, hư hỏng hay chi phí gây ra bởi:

+ Chiến tranh, nội chiến, cách mạng khởi nghĩa, phản loạn hoặc quần chúng nổi dậy khi xảy ra những biến cố này hoặc do bất kỳ hành động thù địch nào khác của một thế lực tham chiến hay chống lại thế lực đó. 

+ Việc chiếm, bắt giữ, cầm giữ tài sản hoặc kiềm chế và hậu quả hay bất kỳ mưu toan nào phát sinh từ những sự việc này.

+ Mìn, thuỷ lôi, bom hay những vũ khí chiến tranh khác đang trôi dạt. 

– Những mất mát, hư hỏng hay chi phí:

+ Do những người đình công hay công nhân bị cấm xưởng gây ra hoặc do những người tham gia các vụ gây rối trong lao động, làm náo loạn hoặc bạo động gây ra.

+ Phát sinh từ những cuộc đình công, cấm xưởng những vụ gây rối trong lao động, phản loạn hoặc bạo động.

+ Do bất kỳ kẻ khủng bố nào hoặc do bất kỳ người nào đang hành động vì một lý do chính trị nào gây ra.

– Những mất mát, hư hỏng hay chi phí phát sinh từ việc sử dụng bất kỳ một loại vũ khí chiến tranh gì có sử dụng năng lượng nguyên tử, hạt nhân và/hoặc phản ứng hạt nhân, phóng xạ hoặc tương tự.

– Những mất mát, hư hỏng hay chi phí do khuyết tật vốn có hoặc do tính chất riêng của loại hàng được bảo hiểm.

4. Nguyên tắc bảo hiểm

Có 6 nguyên tắc bảo hiểm:

4.1. Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm (insurable interest)

Định nghĩa: (Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906)

  • Người có liên quan hợp pháp đối với hành trình vận chuyển tài sản/ hàng hóa.
  • Người ấy có thể được hưởng lợi nếu tài sản đó.
  • Được an toàn hay về tới nơi đến đúng hạn.
  • Hoặc bị thiệt hại nếu tài sản đó bị tổn thất hay tổn hại, bị cầm giữ hoặc có thể chịu trách nhiệm về những tổn thất đó
  • Người được bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm.
  • Lợi ích bảo hiểm không cần có khi ký kết hợp đồng nhưng phải có khi xảy ra tổn thất.

4.2. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith)

Người được bảo hiểm: có trách nhiệm cung cấp tất cả những thông tin mà họ biết liên quan đến rủi ro được bảo hiểm

  • Người bảo hiểm: trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến Hợp đồng bảo hiểm, không xúi dục khách hàng hoặc nhận một rủi ro mà họ biết là không còn nữa khi người yêu cầu bảo hiểm còn chưa biết.

4.3. Nguyên tắc bồi thường (indemnity)

  • “Là một cơ chế mà công ty bảo hiểm sử dụng để cung cấp khoản bồi thường tài chính, với mục đích khôi phục tình trạng tài chính ban đầu cho người được bảo hiểm sau khi tổn thất xảy ra”
  • Là nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm nói chung, hàng hải nói riêng.

4.4. Nguyên tắc thế quyền (subrogation)

  • Người bảo hiểm, sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba có trách nhiệm bồi thường cho mình. (Điểm g khoản 1 Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm)
  • Thư thế quyền (letter of subrogation).

4.5. Nguyên tắc cam kết (warranty)

Là nguyên tắc bảo hiểm hàng hải nói chung, bảo hiểm hàng hoá nói riêng

(Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906)

  • Cam kết ngụ ý (implied warranty): hành trình hợp pháp, tàu đủ khả năng đi biển
  • Cam kết thành văn (Expressed warranty): tàu có P&I, tàu tuân thủ ISM Code…..
  • Hậu quả pháp lý: người bảo hiểm có quyền từ chối một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm đối với tổn thất nào xảy ra sau khi cam kết bị vi phạm.

4.5. Nguyên tắc bảo hiểm trước (Advanced insurance)

  • Người được bảo hiểm có thể mua bảo hiểm trước cho hàng hoá (khi chưa có đủ thông tin chi tiết về lô hàng) ngay sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương hay mở chứng từ tín dụng L/C.
  • Người bảo hiểm sẽ phát hành đơn bảo hiểm và xác nhận các thông tin còn thiếu sẽ được thông báo sau.
  • Khi có đầy đủ thông tin, Người bảo hiểm cấp Sửa đổi bổ sung (Endorsement).
  • Nhanh chóng về thủ tục, tránh trường hợp quên không mua bảo hiểm.

5. Thông tin thể hiện trong hợp đồng bảo hiểm

  • Giá trị bảo hiểm xuất nhập khẩu là giá trị thực tế của lô hàng bao gồm: giá hàng hóa, cước phí vận chuyển, phí bảo hiểm và các chi phí liên quan khác. Được xác định bằng công thức:

V = C + I+ F 

Trong đó:  V là giá trị bảo hiểm của hàng hóa

                 C là giá hàng hóa tại cảng đi

                 I là phí bảo hiểm 

                 F là cước phí vận tải

Tuy nhiên ngoài giá trị hàng hóa người bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho cả khoản lãi dự tính do việc xuất nhập khẩu mang lại. Khi xuất nhập khẩu theo giá CIF hoặc CIP thì cách tính bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ thêm 10% lãi dự tính và được xác định theo công thức:

                 V = 110% * CIF  hoặc V = 110% * CIP

                 CIF = ( C + F) / (1 – R ) ( Trong đó R là tỷ lệ phí bảo hiểm )

  • Số tiền bảo hiểm xuất nhập khẩu: Là khoản tiền cụ thể được ghi trong đơn bảo hiểm để xác định giới hạn trách nhiệm bồi thường của người bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm.
  • Phí bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm:

Phí bảo hiểm là khoản tiền mà người được bảo hiểm phải trả cho người bảo hiểm để được bồi thường khi có tổn thất do các loại rủi ro đã thỏa thuận gây nên.

Cách tính phí bảo hiểm xuất nhập khẩu sẽ dựa trên tỷ lệ phí bảo hiểm và phụ thuộc vào số tiền bảo hiểm hoặc giá trị bảo hiểm. Tỷ lệ phí bảo hiểm xuất nhập khẩu thường xuyên được xem xét, điều chỉnh định kỳ trên cơ sở những tổn thất của người được bảo hiểm trong kỳ trước và tình hình thực tế.

Phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu được tính bằng công thức sau:

  • Nếu A < V thì ta có công thức: I = R * A
  • Nếu A = V thì ta có công thức: I = R* V

Trong đó: R là tỷ lệ phí bảo hiểm

                 I là phí bảo hiểm

                 A là số tiền bảo hiểm 

                 V là giá trị bảo hiểm

  • Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thì cách tính phí bảo hiểm xuất nhập khẩu bằng công thức:

          I = R * CIF

          CIF = C + F/ 1 – R

  • Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam theo giá CIF và mua bảo hiểm trong nước theo công thức:

          A = C +F/ 1-R * ( 1 + a)

          Trong đó: a là phần trăm lãi dự tính

Bên cạnh những nội dung về giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm còn có những nội dung phụ. Như: nguyên tắc chung, phạm vi trách nhiệm, việc đóng gói hàng, loại phương tiện vận chuyển, phương thức thanh toán,… Một bản hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu cần có những nội dung chi tiết và rõ ràng. Người mua bảo hiểm hàng hóa thông qua những nội dung để có một hợp đồng đem lại lợi ích cho mình.

6. Quy trình thủ tục mua bảo hiểm xuất nhập khẩu:

Khi bạn đã tìm hiểu đầy đủ các thông tin về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. Bước tiếp theo là bạn mua bảo hiểm xuất nhập khẩu. Vậy để mua được bảo hiểm xuất nhập khẩu hàng hóa cũng cần có một quy trình thủ tục nhất định. Dưới đây là 6 bước cơ bản thông dụng khi mua bảo hiểm xuất nhập khẩu hàng:

Bước 1:  Gửi yêu cầu bảo hiểm 

Doanh nghiệp có nhu cầu mua bảo hiểm sẽ liên hệ với công ty bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ gửi lại giấy yêu cầu bảo hiểm cho doanh nghiệp muốn mua bảo hiểm.

  Giấy yêu cầu bảo hiểm thường gồm các nội dung sau;

  • Thông tin người mua bảo hiểm
  • Thông tin về hàng hóa được bảo hiểm 
  • Yêu cầu bảo hiểm
  • Các chứng từ đính kèm
  • Phần kê của công ty môi giới
  • Nghiệp vụ của công ty, doanh nghiệp bảo hiểm

Bước 2: Điền đầy đủ thông tin vào giấy yêu cầu bảo hiểm

Công ty, doanh nghiệp mua bảo hiểm sẽ phải điền đầy đủ các thông tin trên giấy yêu cầu bảo hiểm. Không điền vào phần kê của công ty môi giới và nghiệp vụ của công ty bảo hiểm.

Bước 3: Công ty, doanh nghiệp mua bảo hiểm gửi bản sao của giấy yêu cầu bảo hiểm đến công ty bảo hiểm theo yêu cầu.

Bước 4: Công ty bảo hiểm gửi hợp đồng bảo hiểm lại cho công ty, doanh nghiệp mua bảo hiểm xuất nhập khẩu.

Bước 5: Công ty, doanh nghiệp mua bảo hiểm sau khi nhận được hợp đồng bảo hiểm. Xem xét thật kỹ, nếu đồng ý thì ký xác nhận vào hợp đồng bảo hiểm. Công ty bán bảo hiểm sẽ gửi bảng thu phí cho dịch vụ.

Bước 6: Khách hàng mua bảo hiểm thanh toán phí bảo hiểm xuất nhập khẩu.

7. Những lưu ý khi mua bảo hiểm hàng hóa

  • Người mua bảo hiểm xuất nhập khẩu phải chú ý đến điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng, điều kiện bảo hiểm quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.
  • Chú ý đến các chi phí và số tiền bảo hiểm là bao nhiêu.
  • Bảo hiểm xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển thường áp dụng với hàng hóa thông thường nhưng không gồm các loại hàng hóa như than, dầu chở rời, đồ đông lạnh, thịt đông lạnh.
  • Lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp với loại hàng hóa xuất nhập khẩu với doanh nghiệp.
  • Nơi nhận bồi thường nếu tổn thất hàng hóa không may xảy ra.
  • Nắm chắc các điều khoản loại trừ. Mỗi gói bảo hiểm đều có những điểm loại trừ vô cùng chi tiết nên bạn cần xem xét thật kỹ khi ký hợp đồng.

Trong quá trình vận chuyển xuất nhập khẩu hàng hóa dù là đường biển, đường bộ, đường thủy, đường hàng không cũng luôn luôn tồn tại những rủi ro. Vì vậy các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa phải có một phương án phòng hộ khi tổn thất xảy ra. Thế nên mua bảo hiểm hàng hóa  là điều cần thiết. Hy vọng những thông tin nêu trên sẽ giúp ích cho bạn.

Bên cạnh bảo hiểm hàng xuất nhập khẩu khi vận chuyển thì việc lưu trữ hàng cũng cần lưu ý. Nếu vận chuyển an toàn nhưng lưu trữ không tốt cũng sẽ gây ra tổn thất cho doanh nghiệp. Vì thế, bạn nên cẩn thận trong khâu tìm kho lưu trữ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *