Khi giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, các bên thường thống nhất với nhau để đưa ra phương thức thanh toán quốc tế phù hợp và tối ưu nhất cho cả bên mua và bên bán.
Để hiểu rõ hơn về phương thức thanh toán quốc tế, và lựa chọn phương thức phù hợp, cùng daotaologistics.com phân tích các tiêu chí trong bài viết dưới đây:
>>>> Bài viết xem nhiều: Review Khóa Học Logistics Ở Đâu Tốt Nhất
I. Phương thức thanh toán quốc tế là gì?
Điều khoản phương thức thanh toán là một bộ phận không thể thiếu câu thành nên hợp đồng ngoại thương. Lựa chọn phương thức thanh toán sao cho thích hợp với từng thương vụ, mối quan hệ giữa các bên hợp đồng… là một yếu tố góp phần hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế.
Trong cuộc sống hàng ngày, các giao dịch kinh tế và phi kinh tế giữa người cư trú với người không cư trú làm phát sinh nhu cầu thanh toán lẫn cho nhau. Thông thường, người thụ hưởng và người trả tiền không thanh toán trực tiếp cho nhau mà thông qua hệ thống ngân hàng.
– Người trả tiền uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình làm thủ tục trả tiền cho người thụ hưởng ở nước ngoài thông qua một ngân hàng đại lý,
– Còn người thụ hưởng uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền người mắc nợ ở nước ngoài thông qua một ngân hàng đại lý.
Như vậy, việc thanh toán không diễn ra trực tiếp giữa người trả tiền và người thụ hưởng, mà gián tiếp thông qua ngân hàng. Để việc thanh toán diễn ra chính xác, bên uỷ thác và ngân hàng nhận uỷ thác phải thỏa thuận những nội dung, điều kiện và cách thức tiến hành chuyển tiền hoặc trả tiền thích hợp.
Toàn bộ nội dung, điều kiện và phương thức để ngân hàng tiến hành chuyển tiền và trả tiền giữa người cư trú với người không cư trú gọi là phương thức thanh toán quốc tế.
Do thanh toán quốc tế trong ngoại thương là kết quả của hợp đồng mua bán, do đó, khái niệm phương thức thanh toán trong ngoại thương như sau:
Phương thức thanh toán quốc tế trong ngoại thương là toàn bộ quá trình, điều kiện quy định để người mua trả tiền và nhận hàng, còn người bán thì giao hàng và nhận tiền theo hợp đồng ngoại thương thông qua hệ thống ngân hàng phục vụ.
Do hoạt động ngoại thương đóng vai trò chủ yếu trong kinh tế đối ngoại, do đó, khi nói đến thanh toán quốc tế mà không nói rõ là thanh toán trong lĩnh vực nào, thì ta hiểu đó là thanh toán trong ngoại thương.
Như vậy, nội dung phương thức thanh toán chính là các điều kiện quy định trong hợp đồng thương mại, theo đó, người mua trả tiền và nhận hàng, còn người bán thì giao hàng và thu tiền. Việc giao, nhận hàng và thu, chi tiền thường không diễn ra đồng thời, mà là một quá trình; quá trình này kết thúc khi người mua đã trả tiền và nhận được hàng còn người bán thì đã giao hàng và nhận được tiền.
Trong thực tế, điều kiện quy định để các bên giao nhận hàng hóa và chi trả tiền là rất đa dạng, do đó, tồn tại nhiều phương thức thanh toán quốc tế khác nhau, trong đó, mỗi phương thức đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định, thể hiện thành mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu.
Tuy nhiên, việc lựa chọn phương thức nào cũng phải xuất phát từ yêu cầu của người xuất khẩu là thu tiền về nhanh, đầy đủ và từ yêu cầu người nhập khẩu là mua được hàng hóa đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn. Việc lựa chọn phương thức thanh toán thích hợp phải được hai bên xuất khẩu và nhập khẩu bàn bạc thống nhất, ghi vào hợp đồng ngoại thương.
II. Phân loại các phương thức thanh toán quốc tế
Do người trả tiền và người thụ hưởng được phép thỏa thuận nội dung, điều kiện thanh toán, mà mỗi thỏa thuận có thể tạo nên một phương thức thanh toán.
Chính vì vậy, về mặt lý thuyết, tồn tại rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau, tuy nhiên, xét từ giác độ quản lý và nghiên cứu, người ta gom các phương thức có đặc điểm tương đồng thành một nhóm lớn, mỗi nhóm lớn này gọi là một phương thức thanh toán.
Do mục đích và cách thức gom nhóm là khác nhau, nên việc phân loại các phương thức thanh toán cũng không thống nhất. Để phân loại khoa học và tránh trùng lắp, sau đây xin nêu ra các tiêu chí phân loại phương thức thanh toán là:
1. Căn cứ vào tính chất pháp lý điều chỉnh:
a/ Nhóm phương thức có tập quán quốc tế điều chỉnh, gồm:
– Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection).
Tập quán quốc tế điều chỉnh nhờ thu do ICC ban hành là: “Quy tắc thống nhất về nhờ thu – Uniform Rules For Collections – URC”.
– Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credit).
Tập quán quốc tế điều chỉnh tín dụng chứng từ do ICC ban hành là: “Tập quán và thực hành thống về tín dụng chứng từ – Uniform Customs and Practices For Documentary Credit – UCP”.
Do có văn bản pháp lý điều chỉnh, nên trong thực tế, phương thức nhờ thu và đặc biệt phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng phổ biến ngay cả khi các bên mua bán chưa thật hiểu nhau.
b/ Nhóm phương thức không có tập quán quốc tế điều chỉnh, gồm:
- Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance).
- Phương thức thanh toán ghi sổ (Open Account).
- Phương thức thanh toán ứng trước (Advanced Payment).
- Phương thức thanh toán nhận hàng trả tiền (Cash On Delivery – COD).
- Phương thức thanh toán thư ủy thác mua (Letter of Authority to Purchase – A/P).
Đối với các phương thức ICC không có văn bản pháp lý riêng điều chỉnh, khi thực hiện thanh toán, phải tuân thủ những nội dung thỏa thuận giữa các bên liên quan và pháp luật hiện hành. Ngân hàng tham gia thanh toán chỉ với vai trò trung gian chuyển hộ và nhận hộ tiền để hưởng phí mà không cam kết hay chịu trách nhiệm gì về nội dung thanh toán giữa các bên.
Chính vì vậy, để tránh rủi ro và tranh chấp xảy ra, các bên phải thỏa thuận nội dung thanh toán càng rõ ràng càng tốt. Nếu không thật tin tưởng vào đối tác thì chuyển sang sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu hay tín dụng chứng từ. Do có quá nhiều rủi ro cho các bên, nên trong thực tế các phương thức này thường chỉ được sử dụng khi các bên thực sự tin tưởng lẫn nhau.
2. Căn cứ vào chứng từ thanh toán:
a/ Nhóm phương thức không kèm chứng từ
– Thanh toán trơn:
Thanh toán trơn (thanh toán không kèm chứng từ) là việc người trả tiền và người nhận tiền thực hiện các lệnh thanh toán (qua ngân hàng) mà không có chứng từ thương mại kèm theo.
Thanh toán trọn gồm có:
- Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection).
- Chuyển tiền (Remittance)
- Ghi sổ (Open Account).
- Nhận hàng trả tiền (Cash On Delivery – COD).
b/ Nhóm phương thức kèm chứng từ:
Thanh toán kèm chứng từ là việc trả tiền và nhận tiên được thực hiện trên cơ sở bộ chứng từ xuất trình, hay nói cách khách, căn cứ để trả tiền và Nhân tiện chính là bộ chứng từ xuất trình.
Phương thức thanh toán kèm chứng từ gồm có:
- Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ.
- Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
- Phương thức thanh toán thư ủy thác mua.
3. Căn cứ vào mức độ rủi ro:
Để hiểu được nội dung, đặc điểm và phân biệt được sự khác nhau giữa các phương thức, cách đơn giản nhất là phân tích rủi ro có thể xảy ra đối với người mua và người bán trong từng phương thức. Mức độ rủi ro trong từng phương thức phụ thuộc vào độ lệch thời gian tính từ thời điểm người mua trả tiền so với thời điểm người mua nhận được hàng hóa; hoặc từ thời điểm người bán giao hàng cho đến thời điểm nhận được tiến.
Với các phương thức thanh toán nào càng hấp dẫn nhà NK thì lại càng chứa đựng nhiều rủi ro cho nhà XK và ngược lại.
Trên đây là những chia sẻ về Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế của đào tạo Logistics. Để có thể làm tốt công việc xuất nhập khẩu bạn có thể tham khảo các bài chia sẻ nghiệp vụ trên các website uy tín hoặc tham gia các khoá học xuất nhập khẩu tại các Trung tâm lâu đời.
>>>>> Xem thêm:
11 bước trong quy trình xuất nhập khẩu – logistics
Thanh Toán LC Là Gì? Quy Trình Thanh Toán Bằng L/C
Packaging Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa Packing Và Packaging