Nếu doanh nghiệp mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu,thì trong bộ chứng từ bảo hiểm cần có những chứng từ gì? Thời gian cấp và nội dung thể hiện như thế nào?
Cùng Đào Tạo Logistics tham khảo nội dung chi tiết về chứng từ về bảo hiểm trong bài viết dưới đây:
>>>> Bài viết xem nhiều: Review Khóa Học Logistics Ở Đâu Tốt Nhất
I. Quy tắc về chứng từ bảo hiểm
Căn cứ theo điều 28 của UCP 600, chứng từ bảo hiểm cần thể hiện rõ:
1. Các loại chứng từ bảo hiểm:
Các loại chứng từ bảo hiểm có thể liệt kê:
- Bảo hiểm đơn (insurance policy).
- Giấy chứng nhận bảo hiểm (insurance certificate).
- Tờ khai bảo hiểm bao (declaration under an open cover).
Bảo hiểm đơn có thể xuất trình thay thế cho giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc tờ khai bảo hiểm bao; ngược lại thì không được.
2. Người phát hành, ký và bản gốc:
– Tên công ty bảo hiểm hoặc tên người bảo hiểm phải được thể hiện trên chứng từ bảo hiểm bằng từ in sẵn hoặc ghi thêm..
– Chứng từ bảo hiểm phải thể hiện là được phát hành và ký bởi công ty bảo hiểm, người bảo hiểm hoặc đại lý hoặc người được uỷ quyền.
-Chứng từ về bảo hiểm có thể được phát hành trên giây văn thư của người môi giới bảo hiểm, miễn là chứng từ đó đã được ký bởi công ty bảo hiểm, người bảo hiểm, đại lý hay người được ủy quyền.
– Nếu người môi giới bảo hiểm có chức năng là đại lý thì có thể ký chứng từ bảo hiểm với tư cách là đại lý bảo hiểm.
– Chứng từ do người môi giới ký chỉ với tư cách là người môi giới thì không được xem là chứng từ bảo hiểm.
– Nếu người phát hành yêu cầu chứng từ phải được tiếp ký, thì người được bảo hiểm hoặc bên đích danh phải tiếp ký.
– Chứng từ thể hiện là một đồng bảo hiểm do nhiều hơn một người bảo hiểm cung cấp có thể được ký duy nhất bởi một đại lý hoặc một người bảo hiểm thay mặt cho tất cả những người đồng bảo hiểm. Do đó, không cần chỉ ra tên từng người bảo hiểm và tỷ lệ bảo hiểm của từng người bảo hiểm.
3. Nếu chứng từ bảo hiểm thể hiện rằng đã được phát hành nhiều hơn một bản gốc, thì tất cả các bản gốc phải được xuất trình và phải được ký.
4. Ngày tháng trên chứng từ bảo hiểm:
– Chứng từ bảo hiểm không được quy định thời hạn xuất trình.
– Hiệu lực bảo hiểm không được muộn hơn ngày giao hàng. Nếu chứng từ bảo hiểm được phát hành sau ngày giao hàng thì phải có câu “hiệu lực bảo hiểm kể từ ngày không chậm hơn ngày giao hàng”. Dù có câu “bảo hiểm có hiệu lực từ kho tới kho”, nhưng nếu ngày phát hành là sau ngày giao hàng cũng không được chấp nhận.
– Nếu chứng từ bảo hiểm không ghi ngày phát hành và/hoặc ngày hiệu lực thì ngày tiếp ký bởi người được bảo hiểm được xem là ngày hiệu lực bảo hiểm.
5. Số tiền và mức bảo hiểm:
– Đồng tiền bảo hiểm phải là đồng tiền của LC.
– Nếu LC không quy định cụ thể tỷ lệ bảo hiểm, thì tỷ lệ 100% giá CIF, CIP hay số tiền hóa đơn (lấy số tiền lớn hơn) là số tiền bảo hiểm tối thiểu. Không có giới hạn về số tiền bảo hiểm tối đa.
– Không được yêu cầu tỷ lệ bảo hiểm phải được tính toán nhiều hơn 2 chữ số thập phân.
Khi trị giá CIF hoặc CIP không thể xác định được trên chứng từ, thì số , được bảo hiểm phải được tính dựa trên cơ sở của số tiền thanh toán xe tổng giá trị hàng hoá ghi trên hoá đơn, tùy theo số tiền nào lớn hơn.
6. Rủi ro được bảo hiểm:
– Chứng từ bảo hiểm phải bao gồm những rủi ro theo quy định của LC Bằng cách ghi cụ thể từng rủi ro hoặc tham chiếu đến điều khoản cụ thể của
nguồn luật bảo hiểm.
– Nếu LC yêu cầu bảo hiểm “mọi rủi ro”, thì yêu cầu này được đáp ứng bằng cách xuất trình chứng từ bảo hiểm có điều khoản hoặc ghi chú thể hiện “mọi rủi ro”, cho dù có hay không tiêu đề “mọi rủi ro”, ngay cả khi chứng từ đó nói rõ một số rủi ro nhất định được loại trừ.
7. Bên được bảo hiểm và ký hậu:
– Về nguyên tắc, chứng từ về bảo hiểm được chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu mà không cần có câu “theo lệnh”. Do đó, cho dù LC yêu cầu phát hành chứng từ bảo hiểm theo lệnh của bên đích danh, thì chứng từ bảo hiểm vẫn có thể được phát hành cho bên đích danh đó.
– LC không được yêu cầu chứng từ bảo hiểm phát hành cho người cầm hoặc theo lệnh để trống, mà phải quy định rõ bên được bảo hiểm đích danh. Nếu LC không thể hiện bên đích danh đó, thì chứng từ bảo hiểm phải được phát hành cho NHPH hoặc người yêu cầu, hoặc người mua bảo hiểm (người thụ hưởng LC) phải ký hậu để trống, hoặc ký hậu cho NHPH hoặc người yêu cầu.
II. Các lưu ý khi sử dụng chứng từ bảo hiểm trong thanh toán quốc tế
Một số lưu ý khi sử dụng chứng từ bảo hiểm trong thanh toán quốc tế có thể kể đến:
1. Người phát hành: Phải là người có chức năng.
2. Toàn bộ số bản gốc chứng từ bảo hiểm phải xuất trình.
3. Các rủi ro được bảo hiểm như LC quy định.
4. Không gian và thời gian bảo hiểm như LC quy định.
5. Nếu chứng từ bảo hiểm có ghi ngày hết hạn hiệu lực, thì phải nói rõ đó là ngày liên quan đến ngày giao hàng chậm nhất, chứ không phải ngày xuất trình chứng từ bảo hiểm đòi bồi thường.
6. Số tiền:
– Nếu LC không yêu cầu hàng hoá phải bảo hiểm, thì không xuất trình chứng từ bảo hiểm..
– Nếu LC yêu cầu chứng từ bảo hiểm:
+ Nếu LC không quy định cụ thể số tiền bảo hiểm, thì số tiền bảo hiểm tối thiểu là 100% giá trị hàng hoá (CIF, CIP), hay giá trị hóa đơn.
+ Nếu LC quy định số tiền bảo hiểm là 110%, thì đây được hiểu là số tiền bảo hiểm tối thiểu theo giá trị của LC.
+ Nếu LC quy định số tiền bảo hiểm theo cách thức khác, thì phải thực hiện như quy định của LC.
7. UCP không có điều khoản quy định số tiền bảo hiểm tối đa.
8. Nếu LC yêu cầu chứng từ bảo hiểm phải được ký hậu để trống, thì một chứng từ bảo hiểm phát hành cho người cầm được chấp nhận.
9. Nếu LC không chỉ ra người được bảo hiểm cụ thể là ai, thì một chứng từ bảo hiểm quy định việc đòi tiền theo lệnh của người gửi hàng hay người thụ hưởng LC sẽ bị từ chối, trừ khi những người này đã được ký hậu chứng từ bảo hiểm.
10. Chứng từ bảo hiểm phải được phát hành hay bằng thủ tục ký hậu để quyền được nhận tiền bồi thường xảy ra trước khi trao chứng từ.
Trên đây là những chia sẻ về Sử Dụng Chứng Từ Bảo Hiểm Trong Thanh Toán Quốc Tế của đào tạo Logistics. Để có thể làm tốt công việc xuất nhập khẩu bạn có thể tham khảo các bài chia sẻ nghiệp vụ trên các website uy tín hoặc tham gia các khoá học xuất nhập khẩu tại các Trung tâm xuất nhập khẩu lâu đời.
>>>>> Xem thêm:
- Hướng Dẫn Nhận Hàng Container Bằng EDO
- Cảnh Báo Lừa Đảo Khi Xuất Khẩu Hàng Hóa Sang Dubai – UAE
- Hối Phiếu là Gì? Phân Loại Hối Phiếu
- Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế
- 11 bước trong quy trình xuất nhập khẩu – logistics