Tình trạng lừa đảo khi xuất khẩu hàng hóa sang Dubai – UAE không còn mới, nhưng đây cũng là một thị trường tiềm năng, do vậy nhiều doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý.
Các doanh nghiệp cần tiến hành sàng lọc thông tin khách hàng, chọn lọc đối tác đủ uy tín, đặc biệt là đối tác mới hợp tác để tránh lừa đảo khi giao dịch thương mại quốc tế đối với các quốc gia này.
>>>> Bài viết xem nhiều: Review Khóa Học Logistics Ở Đâu Tốt Nhất
1. Các dấu hiệu lừa đảo
Có nhiều dấu hiệu lừa đảo doanh nghiệp Việt cần nhận biết khi xuất khẩu hàng hóa sang Dubai – UAE
Thứ nhất, do thị trường UAE tương đối mở và dễ tính và lại là thị trường trung chuyển đến 40% lượng hàng hoá nhập khẩu, dẫn đến sự cạnh tranh rất khốc liệt về giá cả hàng nhập khẩu và biên lợi nhuận thường ở mức thấp. Vì vậy, khi DN Việt thấy các DN UAE hỏi mua hàng ở mức giá khá cao hơn giá thị trường thì cần hết sức cảnh giác.
Thứ hai, phương thức thanh toán đối với hàng rau quả trái cây tại UAE thường là đặt cọc một phần tiền, khi nhận được bản scan bộ chứng từ gửi hàng thì trả tiếp 1 phần, và phần còn lại sau khi họ nhận hàng khoảng 15-30 ngày tùy trường hợp. Rất hiếm khi mở L/C, và kể cả mở L/C cũng là L/C trả chậm 30-45 ngày. Họ vịn cớ là đặc thù của rau quả trái cây là hàng mau hỏng, buôn bán trong khu vực thường cho nhau nợ, và họ ép các DN Việt Nam theo phương thức trên.
Do đó, khi đàm phán, ký kết hợp đồng, DN cần lưu ý hạn chế việc cho trả chậm hoặc nợ tiền. Nếu có cũng chỉ ở mức 10-20%, tránh trường hợp nhiều DN cho trả chậm đến 1/2 giá trị lô hàng, khi phát sinh vấn đề sẽ bị đọng vốn, và khó giải quyết.
Thứ ba, và cũng là quan trọng nhất là DN phải tiến hành sàng lọc và xác minh rõ các đối tác, đặc biệt là đối tác mới lần đầu giao dịch, đối tác tìm kiếm qua internet. Nhiều trường hợp phải sang trực tiếp địa bàn để thẩm định và làm việc với đối tác.
Điểm mấu chốt là đối với các đơn hàng ký kết lần đầu với đối tác mới, cần liên hệ với Thương vụ để đề nghị hỗ trợ, xác minh về pháp nhân, uy tín. Sau các cảnh báo của Thương vụ, rất mừng là ngày càng có nhiều DN Việt liên hệ với Thương vụ tìm kiếm sự giúp đỡ.
2. Các hình thức lừa đảo phổ biến
Theo Bộ Công thương, các hình thức lừa đảo phổ biến mà doanh nghiệp UAE thực hiện đối với doanh nghiệp Việt Nam bao gồm:
Thứ nhất, sử dụng hacker xâm nhập địa chỉ email của hai bên doanh nghiệp đang có giao dịch, theo dõi sát tiến trình đàm phán. Khi bên mua chuẩn bị chuyển tiền mua hàng hóa thì hack hộp mail (hoặc tạo 1 hộp mail có địa chỉ gần như giống tuyệt đối với mail của bên bán) để gửi thông tin tài khoản lừa đảo.
Sau khi bên mua chuyển tiền vào tài khoản lừa đảo, đối tượng sẽ ngay lập tức rút tiền và biến mất. Hiện tại, Thương vụ đang xử lý vụ việc với cách thức lừa tương tự với số tiền gần 500.000 USD. Mặc dù đã can thiệp với ngân hàng Noor Bank của UAE (tài khoản của đối tượng lừa đảo nằm tại ngân hàng này) tuy nhiên đối tượng đã kịp giúp 2/3 số tiền. Vụ việc đang được đưa ra Sở Công an Dubai để điều tra, xử lý.
Thứ hai, Lợi dụng sự bất cẩn của các doanh nghiệp Việt Nam như không yêu cầu tổ chức giám định có uy tín kiểm tra hàng trước khi giao hàng, không thẩm định các thông tin về doanh nghiệp đối tác,… để chuyển hàng không giá trị, không đúng theo hợp đồng.
Thứ ba, Thực hiện giao dịch thương mại và thanh toán quốc tế thông qua hình thức đặt cọc một phần trị giá hợp đồng, phần còn lại thanh toán theo phương thức D/P. Sau khi doanh nghiệp tiến hành giao hàng, lập chứng từ thanh toán và gửi cho đối tác, doanh nghiệp không nhận được số tiền còn lại và mọi thông tin liên lạc bị cắt đứt. Hiện tượng này rất phổ biến và đối tượng gian lận là cả doanh nghiệp Việt Nam (6 vụ) và doanh nghiệp có trụ sở tại UAE (3 vụ).
Các khuyến cáo đối với doanh nghiệp Việt Nam:
– Doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực làm công tác xuất nhập khẩu, phát triển thị trường, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật.
– Về phương thức thanh toán, cần thương lượng với đối tác để sử dụng hình thức thư tín dụng L/C không hủy ngang hoặc bảo đảm của ngân hàng có uy tín quốc tế để phòng ngừa nguy cơ không thanh toán hoặc gian lận của người mua. Khi đối tác mở L/C, cần đề nghị ngân hàng Việt Nam kiểm tra tính xác thực của L/C trước khi giao chứng từ. Chỉ áp dụng phương thức đặt cọc khi đã biết rõ mức độ tín nhiệm và có thời gian giao dịch đủ dài với đối tác (mức đặt cọc tối thiểu 20-30%).
– Hiện tại, giá cả hầu hết các hàng hóa đều được cập nhật rõ ràng qua thông tin thị trường hoặc các trang web hàng hóa quốc tế. Do đó, khi có đơn hỏi mua hàng trả giá cao quá, hoặc đơn bán hàng chào giá thấp quá so với mặt bằng, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý, kiểm tra kỹ độ tin cậy để tránh bị lừa.
– Về phương thức mua hàng, cần tiến hành kiểm định hàng hóa thông qua tổ chức giám định quốc tế có uy tín tại nước sở tại trước khi đưa hàng lên tàu.
– Phải tiến hành sàng lọc và xác minh rõ các đối tác, đặc biệt là đối tác mới lần đầu giao dịch, đề nghị cung cấp giấy phép kinh doanh và các giấy tờ liên quan. Cần sang trực tiếp địa bàn để thẩm định và làm việc với đối tác. Đối với các đơn hàng ký kết lần đầu với đối tác mới, cần liên hệ với Thương vụ Đại sứ quán để đề nghị hỗ trợ, xác minh về pháp nhân, uy tín của đối tác.
3. Một số công ty có tiền lệ lừa đảo khi xuất khẩu hàng hóa sang Dubai – UAE
Dưới đây là các công ty từ Dubai – UAE đã từng có tiền lệ lừa đảo, các doanh nghiệp Việt cần hạn chế và từ chối giao dịch thương mại quốc tế.
Theo thông tin từ Trang chính thức Dubai về việc xuất nhập khẩu Thị trường Dubai Al aweer (trái cây và rau quả)
Hình thức lừa đảo phổ biến của các doanh nghiệp này được thực hiện như trao đổi với DN Việt Nam và thuyết phục ký hợp đồng xuất khẩu với phương thức thanh toán là trả 50% tiền sau khi nhận bản scan chứng từ gửi hàng và 50% thanh toán sau khi nhận được hàng đúng chất lượng. Lý do được bên nhập khẩu đưa ra rằng đây là thông lệ kinh doanh của mặt hàng trái cây, rau quả tại quốc gia Dubai này (người bán cho người mua nợ tiền). Việc thực hiện thanh toán này khiến nhà xuất khẩu phụ thuộc về việc thanh toán của nhà nhập khẩu.
Sau khi nhận bản scan chứng từ, công ty UAE sẽ gửi chứng từ cho DN Việt Nam để lấy chứng từ gốc, sau đó liên tục lấy lý do trục trặc ngân hàng để lấp liếm việc phát hành thanh toán giả hoặc trì hoãn việc thanh toán (thậm chí là cả khoản 50% đầu tiên).
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị chậm trả lên đến 6 tháng – 1 năm, thậm chí còn hơn, cho dù sang tận nơi để đòi tiền nhưng cũng không giải quyết được do doanh nghiệp UAE cố tình lẩn tránh hoặc dùng thủ đoạn câu giờ, hứa trả thành nhiều lần nhưng không trả hoặc lại phát hàng thanh toán giả mạo.
Khi nhận hàng, công ty UAE cũng dùng thủ thuật tráo hàng chất lượng kém, khiếu nại DN Việt Nam mà không có bất cứ giấy tờ giám định chất lượng hàng…
Đến thời điểm này thì bên công ty nhập khẩu sẽ không thực hiện thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp xuất khẩu, khiến DN Việt mất trắng lô hàng.
Các công ty từ Dubai không trả tiền cho người bán, bao gồm:
1 . AAI General Trading co
2 . AGRI GROWITH foodstuffs trading
3 . AS & MS global worldwide, Ajman
4 . Diamond Empire General Trading
5 . Dilip general trading LLC
6 . Fresh carota foodstuffs
7 . Green Belt Food
8 . Green Belt Food Stuff
9 . Khushi Trading
10 . Mohammad Mehdi General Trading
11 . Noor Al Naja.
12 . Olwen International FZC
13 . Onion Food Stuff Trading
14 . Premium flair
15 . Premium Flair general trading fze
16 . Prime direct general trading fze
17 . Prime general trading FZE
18 . Prime impex general trading LLC
19 . Red Fort Trading
20 . Royal impex Dubai
21 . Season Food Stuff Trading
22 . Shazaib trading LLC
23 . Sky star foodstuf
24 . Stone export India
25 . Stone general trade fze
26 . Vintage International F.Z.C.
27 . White stone llc Oman
28 . Zhumino Foodlstuff LLC
29 . Floral Fruit
30 . Lassani Food Stuff Trading
31 . Mahak Gulf Trading
32 . Red cherry trading LLC,dubai
33 . Takbeer Trading
34 . Al Rauf Al Hamara Fruit and vegetables LLC
Danh sách các công ty có trụ sở tại UAE chống lại các tranh chấp thương mại do các công ty Ấn Độ đưa ra từ tháng 3 – tháng 9 năm 2018
Các công ty có 1 tranh chấp bao gồm:
1 . AAI General Trading LLC, Dubai
2 . Ajaj Star General Trading LLC, Dubai
3 . Al Khiran Contracting LLC, Dubai
4 . Al Noor Foods, Dubai
5 . Al Rahal Metal Scrap, Sharjah
6 . Al Safina Security
7 . Arooj Packing Service LLC, Dubai
8 . Ashuraf & Ahmed Food & Beverage Trading LLC, Dubai
9 . Bajrang International DMCC, Dubai
10 . Beacon Decor & Light Material Trading, Sharjah
11 . Berang General Trading LLC, Dubai
12 . Burj Dubai General Trading LLC, Sharjah
13 . CBD Projects Co
14 . CitiGate Trade FZE, Sharjah
15 . Colexo General Trading LLC, Dubai
16 . Concept Flexible Packaging LLC, RAK
17 . Dalaho General Trading LLC, Dubai
18 . Dar Al Amani Trading LLC, Dubai
19 . Datex Energy FZC, Sharjah
20 . Delta Wings General Trading LLC, Dubai
21 . Draw Way LLC, Dubai
22 . Five Brothers General Trading LLC, Dubai
23 . Future Scaffolding & Aluminium Industries LLC, Dubai
24 . FWMA General Trading FZE, Ajman
25 . Gulf Fence Factory (FZE), Sharjah
26 . Harco Marketing & Trading, Dubai (JAFZA)
27 . Huma Ahmed Adnan Foodstuff Trading, Dubai
28 . JAF FZC, Ras Al Khaimah
29 . JK Foodstuff Trading LLC, Dubai
30 . Kanz Alhowm Food Stuff Supply Services LLC, Dubai
31 . Mas International General Trading LLC, Dubai
32 . MCH International, Dubai
33 . Miqdad Foodstuff Trading LLC, Dubai
34 . Monaco Marbles and Granite Trading LLC, Sharjah
35 . Motivation General Trading LLC, Dubai
36 . New India Foodstuff LLC, Dubai
37 . NOVA FZE, Sharjah
38 . Paklite FZC, Sharjah
39 . Papers Worldwide, Sharjah
40 . Premium Flair General Trading FZE, Ajman
41 . Prime Impex General Trading LLC, Dubai
42 . Riddhi Siddhi General Trading LLC, Dubai
43 . Ruby International FZE, Sharjah
44 . Safo Foodstuff Trading LLC, Dubai
45 . Shahzaib Foodstuff Trading LLC, Dubai
46 . Technovaa Industries LLC, Dubai
47 . THOE Real Estate Development LLC (Kleindienst Group), Dubai
48 . Victory General Trading LLC, Ajman
49 . Wardat Al Madina Food Stuff Trading LLC, Dubai
50 . White Sky Foodstuff Trading LLC, Dubai
51 . Winning Star Trading FZE, Ajman
Các công ty có nhiều tranh chấp bao gồm:
1 . Agri Growith Food Stuff Trading LLC, Dubai
2 . Al Mayan Trading FZE, Ajman
3 . Dileep General Trading LLC, Dubai
4 . Fresh Carota Foodstuffs Trading LLC, Dubai
5 . Golden Nest General Trading LLC, Dubai
6 . Sun International FZE, Sharjah
Các công ty ở UAE có tư cách thành viên với DCCI đã bị đình chỉ do tranh chấp thương mại giữa các công ty có trụ sở tại Ấn Độ:
1 . Agri Growith Foodstuff Trading LLC, Dubai
2 . Dileep General Trading LLC, Dubai
3 . Fantastic Fresh Foodstuff Trading LLC, Dubai
4 . Fresh Carota Foodstuff Trading LLC, Dubai
5 . Motivation General Trading LLC, Dubai
Trên đây là những chia sẻ về Cảnh Báo Lừa Đảo Khi Xuất Khẩu Hàng Hóa Sang Dubai – UAE của đào tạo Logistics. Để có thể làm tốt công việc xuất nhập khẩu bạn có thể tham khảo các bài chia sẻ nghiệp vụ trên các website uy tín hoặc tham gia các khoá học xuất nhập khẩu tại các Trung tâm lâu đời.
>>>>> Xem thêm:
- Hối Phiếu là Gì? Phân Loại Hối Phiếu
- Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế
- 11 bước trong quy trình xuất nhập khẩu – logistics
- Thanh Toán LC Là Gì? Quy Trình Thanh Toán Bằng L/C
- Packaging Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa Packing Và Packaging