Vận Đơn Đường Biển Là Gì

Vận Đơn Đường Biển Là Gì? Mẫu Và Cách Đọc Vận Đơn Đường Biển

Rate this post

Có rất nhiều chứng từ được sử dụng trong thương mại và thanh toán quốc tế, trong đó vận đơn đường biển là một trong số chứng từ đó, tuy nhiên vận đơn đường biển là chứng từ quan trọng, bởi vì đây là chứng từ sở hữu hàng hóa.

Hiện nay, chuyên chở bằng đường biển chiếm khoảng 80% về khối lượng và khoảng 65% về giá trị hàng hóa; ngược lại, vận tải hàng không chỉ chiếm khoảng 1% số lượng hàng hóa vận chuyển quốc tế, nhưng lại chiếm từ 20% tới 30% giá trị hàng hóa trong ngoại thương. Các phương tiện vận tải khác như đường sắt, đường bộ, đường sông, đường ông và bưu điện chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ đối với vận chuyển quốc tế.

>>>> Bài viết xem nhiều: Review Khóa Học Logistics Ở Đâu Tốt Nhất

Qua đó cho thấy, vận tải đường biển chiếm ưu thế cả về khối lượng và giá trị. Từ đó cho thấy vai trò nổi bật của vận đơn đường biển so với các chứng từ vận tải khác.

1.Vận đơn đường biển là gì?

Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading hay Marine Bill of Lading – thường được viết tắt là B/L) là chứng từ chuyên chở hàng hóa (Transport documents) bằng đường biển do người có chức năng phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã được bốc lên tàu hoặc được nhận để chở.

Từ khái niệm trên ta rút ra một số đặc điểm như sau:

Thứ nhất, khi nói đến vận đơn đường biến thì việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển bắt buộc phải xảy ra.

Thứ hai, do có nhiều phương thức vận tải khác nhau, làm cho chứng từ vận tải có nhiều loại và chức năng của chúng cũng khác nhau, trong đó, khi nói đến vận đơn đường biển ta hiểu đây là loại chứng từ sở hữu hàng hóa và có tên gọi là BiIl of Lading.

Thứ ba, người phát hành vận đơn phải là người có chức năng chuyên chở, tức phải có giấy phép kinh doanh theo luật định (vận tải thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện).

Thứ tư, thời điểm cấp vận đơn có thể là:

– Sau khi hàng hóa đã được bốc xong lên tàu (Shipped on Board).

– Sau khi hàng hóa được nhận để chở (Received for Shipment).

Thời điểm phát hành vận đơn có ý nghĩa quan trọng trong thương mại và thanh toán quốc tế. Một mặt, nó thể hiện trách nhiệm về chuyên chở hàng hóa và trách nhiệm về hàng hóa của người chuyên chở; mặt khác, nó là bằng chứng về việc giao hàng của người bán cho người mua và là thời điểm hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của người bán.

2. Mẫu và cách đọc vận đơn đường biển

Vận Đơn Đường Biển Là Gì

(0) Tiêu đề của vận đơn: Trong trường hợp này, vận đơn có tiêu đề thuộc loại “Vận đơn hỗn hợp” hoặc “Từ cảng tới cảng”.

(1) Số vận đơn: Mỗi vận đơn đều phải có số riêng của nó để phân biệt với các vận đơn khác, đồng thời để ghi trên các chứng từ khác có tác dụng là số tham chiếu.

(2) Tên công ty vận tải biển: Ngoài tên công ty, trên một số vận đơn còn in Logo, địa chỉ kinh doanh, điện thoại, fax… của công ty..

(3) Người gửi hàng: Người gửi hàng thường là nhà xuất khẩu. Ô này ghi đầy đủ tên và địa chỉ kinh doanh của người gửi hàng: ngoài ra, còn có thể ghi thêm số điện thoại, fax, telex, số hiệu tài khoản…

(4) Người nhận hàng: Tùy theo loại vận đơn là đích danh, theo lệnh hay vô danh mà ghi cho thích hợp. Nếu là đích danh hay theo lệnh một người đích danh, thì ghi đầy đủ tên, địa chỉ kinh doanh của người nhận hàng đích danh hoặc tên của người mà hàng hóa được giao theo lệnh của họ. Nếu là vô danh, thì ghi “to the Bearer or to the Holder).

(5) Bên được thông báo: Ghi đầy đủ tên, địa chỉ của người được thuyền trưởng hay người chuyên chở thông báo về chuyến tàu và ngày giờ tàu cập cảng đích. Ngoài tên và địa chỉ, có thể ghi thêm số điện thoại, fax, telex..

Thông thường, trong ô này có một ghi chú về điều khoản miễn trách đối với thuyền trưởng hay người chuyên chở nếu việc thông báo không thực hiện được. Việc ghi chú này bằng các câu như: “No claim shall attach ƒor ƒailure to notify” hoặc “It is agreed that no responsibility shall attach to the Carrier or his Agents for ƒailure to notify”.

(6) Phương tiện tiền chuyên chở.

(7) Nơi nhận hàng để chở: Ghi địa điểm hàng được nhận để chở. Địa điểm này có thể ở ngay cảng bốc hàng hoặc ở sâu trong đất liên.

(8) Tên con tàu chở hàng và số hiệu chuyển tàu. Chú ý, trên chứng từ, tên con tàu thường được thể hiện bằng ký hiệu viết tắt M/V (Marine Vessel).

(9) Tên cảng xếp hàng lên tàu.

(10) Tên cảng dỡ hàng.

(11) Nơi trả hàng cho người nhận hàng: Địa điểm này có thể ở ngay cảng đích hoặc ở sâu trong đất liền.

(12) Số bản vận đơn gốc được phát hành: Thông thường được ghi bằng số và bằng chữ. “

(13) Ký mã hiệu và số hiệu hàng hóa. Ký mã hiệu hàng hoá còn được viết là “Shipping Marks”. TS“

(14) Số lượng và mô tả hàng hóa.

(15) Trọng lượng cả bì.

(16) Thể tích.

(17) Tổng số Containers hoặc kiện hàng được ghi bằng chữ.

(18) Phần khai hàng hóa ở trên do người gửi hàng thực hiện: Thực chất đây là điều khoản quy định việc kê khai hàng hóa trên vận đơn phải do người gửi hàng thực hiện và tự chịu trách nhiệm, nếu có sai sót gì thì người chuyên chở không chịu trách nhiệm, cho dù ngay cả khi người chuyên chở có ghi hộ.

(19) Ghi chi tiết về cước phí vận chuyển và các phụ phí: Nếu cước phí là trả trước thì ghi “Freight prepaid/Freight paid”, còn nếu trả sau thì ghi “Freight to collect/Freight to be paid at destination ..

(20) Nội dung phần này phản ánh cam kết của người chuyên chở về việc đã nhận hàng và trách nhiệm chở hàng đến nơi quy định, đồng thời cũng nêu lên các trường hợp miễn trách đối với người chuyên chở.

(21) Nơi và ngày tháng phát hành vận đơn.

(22) Người phát hành vận đơn ký tên.

(23) Ô này thường được in sẵn hoặc đóng dấu thêm đối với các quy tắc giao hàng FOB. CEFR và CH:. Vì người chuyên chở có thể nhận hàng và phát hành BL vào một ngày nào đó. nhưng hàng hóa chỉ được bốc lên tàu sau đó, đẻ phù hợp với quy tắc giao hàng FOB, CFR và CIF (hàng hóa đã được bốc xong lên tàu), thì sau Khi bốc hàng lên tàu, người chuyên chở ghi chú thêm vào ô này,

Tóm lại, vận đơn đường biển là một chứng từ quan trọng, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. liên quan đến nhiều người, chính vì vậy việc hiểu biết những nội dung căn bản về vận đơn đường biển là rất thiết thực đối với những người có liền quan. đặc biệt là nhà kinh doanh xuất nhập khẩu và cán bộ thanh toán quốc tế tại các NHTM.

Trên đây là những chia sẻ về Vận đơn đường biển. Để có thể làm tốt công việc xuất nhập khẩu bạn có thể tham khảo các bài chia sẻ nghiệp vụ trên các website uy tín hoặc tham gia các khoá học xuất nhập khẩu thực tế tại các Trung tâm lâu đời.

>>>>> Xem thêm:

Packaging Là Gì

11 bước trong quy trình xuất nhập khẩu – logistics

Thanh Toán LC Là Gì? Quy Trình Thanh Toán Bằng L/C

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *