Reverse-logistics-la-gi

Reverse logistics là gì? Tổng quan về reverse logistics

Rate this post

Reverse logistics là gì? Tại Việt Nam khái niệm về Reverse logistics (logistics ngược) vẫn còn khá mới mẻ dù quy trình và mô hình của reverse logistics có nhiều ưu thế hiệu quả vượt trội. Tìm hiểu Tổng quan về reverse logistics ở bài viết sau của Đào tạo Logistics.

Reverse logistics là gì? Tổng quan về reverse logistics

1. Reverse logistics là gì?

Reverse logistics (RL) là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm và thông tin có liên quan từ các điểm tiêu thụ đến điểm xuất xứ. Với mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách thích hợp nhất.

>>>>>>> Review Khóa Học Logistics Tốt Nhất

2. Quy trình của logistics ngược

Quy trình của Reverse logistics bao gồm 4 giai đoạn như sau:

2.1. Giai đoạn 1: Tập hợp

Doanh nghiệp (DN) tổ chức các hoạt động cần thiết để thu về các hàng hóa, sản phẩm bị lỗi, hàng không bán được và vận chuyển những hàng này đến điểm phục hồi.

2.2. Giai đoạn 2: Kiểm tra

Tại điểm phục hồi, DN logistics tiến hành các bước kiểm tra chất lượng sản phẩm, chọn lọc và phân loại sản phẩm. Giai đoạn này nắm vai trò quan trọng để xác định quá trình tiếp theo cho hầu hết các sản phẩm thương mại.

2.3. Giai đoạn 3: Xử lý

Trong trường hợp một sản phẩm được thu hồi ngược trở lại, DN sẽ có nhiều cách xử lý:

a. Tái sử dụng trực tiếp hoặc bán lại:

– Tái sử dụng khi chất lượng sản phẩm thu hồi vẫn đảm bảo để có thể tiếp tục sử dụng như linh kiện, các loại bao bì sử dụng nhiều lần (chai, lọ thủy tinh), pallet, container và các hầu hết các thiết bị thuê ngoài.

+ Đối với các sản phẩm mà công dụng, màu sắc, kiểu dáng, tính năng… không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì DN cần phải phục hồi thông qua việc sửa chữa, nâng cấp, làm mới, sản xuất lại… rồi sau đó lại được tiếp tục đưa vào mạng phân phối.

+ Đối với những sản phẩm, bao bì không thể xử lý được dưới các hình thức trên, DN sẽ cố gắng để vứt bỏ sản phẩm với chi phí thấp nhất.

– Bán lại sẽ áp dụng khi các sản phẩm, hàng hóa được đưa vào thị trường khá lâu nhưng không bán được vì khách hàng không có nhu cầu hoặc nhu cầu đã bão hòa có thể được thu hồi để chuyển sang bán ở thị trường khác đang có nhu cầu hoặc bán thông qua các cửa hàng giảm giá.

b. Phục hồi sản phẩm: DN sửa lại, làm mới lại, sản xuất lại, tháo để lấy phụ tùng…

c. Xử lý rác thải bằng cách thiêu đốt hoặc thải ra môi trường (cách này nên hạn chế).

2.4. Giai đoạn 4: Phân phối lại sản phẩm đã phục hồi

Sau khi đã phục hồi sản phẩm DN sẽ đưa lại sản phẩm vào thị trường và chuyển cho khách hàng như các hoạt động dự trữ, bán hàng và vận chuyển.

logistics-nguoc

>>>>> Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online Tốt Nhất

3. So sánh Logistics ngược và Logistics xuôi

Logistics ngược có những đặc trưng khác biệt căn bản so với logistics xuôi. Đào tạo Logistics mô tả chi tả chi tiết những khác biệt đó dưới đây:

LOGISTICS NGƯỢC LOGISTICS XUÔI
Dự báo khó khăn hơn Dự báo tương đối đơn giản hơn
Vận chuyển từ nhiều điểm tới một điểm Vận chuyển từ một điểm tới nhiều điểm
Chất lượng sản phẩm không đồng nhất Chất lượng sản phẩm đồng nhất
Bao bì sản phẩm thường đã bị phá hủy Bao bì sản phẩm nguyên vẹn, tiêu chuẩn hóa
Giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố Giá cả tương quan đồng nhất
Tốc độ thường không được xem là ưu tiên Tốc độ là quan trọng
Chi phí không thể nhìn thấy trực tiếp Chi phí có thể giám sát chặt chẽ
Quản lý dự trữ không nhất quán Quản lý dự trữ nhất quán
Mâu thuẫn về sở hữu và trách nhiệm vật chất Sở hữu và trách nhiệm vật chất rõ ràng

Trên đây là khái niệm về Logistics ngược. Hy vọng hữu ích với bạn đọc. Ngoài ra bạn cũng có thể tham gia học các khóa xuất nhập khẩu thực tế tại trung tâm đào tạo uy tín để nâng cao tay nghề. 

>>> Xem thêm: Logistics là gì? Làm logistics là làm gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *